Thi công sơn hiệu ứng bê tông là một trong những giai đoạn quan trọng để tạo nên một công trình, kết quả mỹ mãn. Sơn hiệu ứng bê tông cho ngoại thất có yêu cầu cao hơn nội thất bởi cần chịu được sự khắc nghiệt từ môi trường, do đó công trình thi công cần quy trình chi tiết và sự tỉ mẩn hơn. 7+ mẹo khi thi công sơn hiệu ứng bê tông cho ngoại thất mà Conpa chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn đẩy nhanh tốc độ thi công mà kết quả vẫn khiến bạn cực kỳ hài lòng nhé! 

Cùng tìm hiểu “Sơn hiệu ứng bê tông là gì?”

Sơn hiệu ứng bê tông là sản phẩm của quá trình sản xuất từ Vinyl Acrylic kết hợp với Polyurethane, cát, xi măng và các phụ gia khác như chất làm đặc, chất phân tán chống ăn mòn, chống nấm mốc,… Các liên kết ngang phân tử hình thành liên kết sơn với mao quản của tường bê tông tạo nên những lớp sơn linh hoạt, chắc chắn và có nhiều tính năng chống thấm, chống ẩm hiệu quả và độ bền cao. Do đó có thể thi công sơn gải bê tông trên nhiều chất liệu bề mặt khác nhau.

Hình ảnh sơn hiệu ứng bê tông - dự án của Conpa
Hình ảnh sơn hiệu ứng bê tông – dự án của Conpa

Sơn hiệu ứng bê tông có hai dòng dành cho nội thất và dòng dành riêng cho ngoại thất. Một điểm cộng của dòng sơn hiệu ứng bê tông CONPA là trước khi được sử dụng trên tường, sơn này đã được nhiệt đới hóa hoàn toàn để phù hợp với khí hậu nóng ẩm tại vùng đất chữ S – Việt Nam.

Các sản phẩm sơn hiệu ứng bê tông của Conpa
Các sản phẩm sơn hiệu ứng bê tông của Conpa

Sơn bê tông có hiệu ứng đa dạng, mẫu mã phong phú, dễ dàng thi công và sử dụng theo ý thích của khách hàng. Dưới bàn tay điêu luyện của các thợ thi công, những họa tiết hoa văn, bề mặt thô – mịn đều sẽ được tạo ra để đáp ứng yêu cầu của người dùng.

Mỗi dòng sơn đều có ưu – hạn chế riêng, sơn giả bê tông cũng vậy, cũng có ưu – nhược điểm của sơn hiệu ứng bê tông. Chỉ là chúng ta nên chọn loại gì để hiệu quả, tối ưu chi phí và vẫn có thành phẩm đẹp.

Bề mặt sử dụng cho dòng sơn hiệu ứng bê tông

Không có điều gì là hoàn hảo, sơn cũng vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất, màu sắc lên đẹp và hiệu ứng rõ nét thì cần có sự chuẩn bị bề mặt tường để lớp sơn bám dính chắc chắn hơn. Trước khi tô sơn hiệu ứng bê tông lên bề mặt thì tường mới phải để khô, ổn định được cấu trúc, kết cấu tối thiểu 28 ngày sau khi làm sạch bụi. Đối với những bức tường cũ thì phải cạo bỏ dầu mỡ, rêu mốc, lớp sơn cũ, rửa sạch bằng nước sạch rồi để khô.

Bề mặt tường cần được xử lý kỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất
Bề mặt tường cần được xử lý kỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất

Các bề mặt có thể sử dụng sơn hiệu ứng bê tông, bao gồm:

  • Tường nội thất
  • Tường ngoại thất
  • Thạch cao
  • Kim loại
  • Các loại gỗ, MDF (hạn chế sử dụng cho cửa tủ, cửa ra vào và những đồ vật nội thất di chuyển nhiều nhằm tránh bị mẻ cạnh do di chuyển nhiều)

Hướng dẫn thi công sơn hiệu ứng bê tông cho ngoại thất

  • Bước 1: Tường thô đã được xử lý, làm sạch và tô phẳng
  • Bước 2: Lăn CT chống thấm (CT CONPA)
  • Bước 3: Bả tít tạo phẳng 2 lớp (KOVA, JOTUN HAY DULUX ngoài trời)
  • Bước 4: Lăn V100: Bước này có tác dụng làm sạch bụi bề mặt và chỉ thực hiện nếu tường đã được xả nhám tạo phẳng bởi lớp bả tít. Trong trường hợp trét lăn thì không xả cũng như không cần lăn.
Quy trình các bước thi công sơn hiệu ứng bê tông
Quy trình các bước thi công sơn hiệu ứng bê tông
  • Bước 5: Trét sơn bê tông CONPA lớp 1.
  • Bước 6: Trét sơn bê tông CONPA lớp 2
  • Bước 7: Phủ wax lớp 1 tạo hiệu ứng.
  • Bước 8: Phủ wax lớp 2, phủ kín bề mặt.
  • Bước 9: Phủ wax lớp 3 phủ kín bề mặt chống thấm (sử dụng wax larsen để chống thấm tốt hơn).
Bề mặt tường thi công sơn hiệu ứng bê tông sau khi hoàn thành
Bề mặt tường thi công sơn hiệu ứng bê tông sau khi hoàn thành

Để xem sự khác biệt của sơn giả bê tông nội và ngoại thất, xem thêm bài viết so sánh: tại đây

Video hướng dẫn thi công sơn hiệu ứng bê tông:

7+ tips cần nhớ khi thi công sơn bê tông ngoại thất

  • Tường mới phải để khô và ổn định kết cấu tối thiểu 28 ngày sau khi đã xử lý và làm sạch bụi.
  • Tường cũ phải xử lý bằng cách cạo bỏ dầu mỡ, rêu mốc, các lớp sơn cũ, sau đó rửa sạch bằng nước sạch rồi để khô.
  • Che chắn và đảm bảo bề mặt được khô trong quá trình thi công, nếu dính phải nước thì vừa mất thời gian, mất công, mất tiền làm lại lần nữa.
Tường bị bong tróc nếu không được bao bọc kỹ trong quá trình thi công
Tường bị bong tróc nếu không được bao bọc kỹ trong quá trình thi công
  • Lăn một lớp CT đối với bề mặt tường để đảm bảo tường được chống thấm từ phía trong.
  • Đối với chân tường ngoại thất nên ốp đá để chống thấm từ dưới chân thấm ngược lên, hạn chế tình trạng ẩm ướt, hư hỏng tường làm giảm tuổi thọ của tường.
  • Lưu ý khi phủ xong 2 lớp sơn nên cân đối thời gian để phủ liền lớp Wax bảo vệ, không để qua ngày hôm sau mới phủ Wax.
  • Phủ wax CONPA LARSEN để chống thấm tốt hơn.
Đội ngũ Conpa - Đơn vị chuyên nghiệp về sơn hiệu ứng bê tông
Đội ngũ Conpa – Đơn vị chuyên nghiệp về sơn hiệu ứng bê tông

Xem thêm bài viết: Cách khắc phục sơn hiệu ứng bê tông khi bị thấm

Xem thêm: Các lưu ý khi thi công giả bê tông ngoài nhà mà bạn nên biết

Trên đây là bài viết chia sẻ 7 mẹo nhỏ khi thi công sơn hiệu ứng bê tông ngoài trời giúp các bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả tuyệt vời. Lưu ngay bài viết trên của sơn Conpa để không bỏ sót những bí quyết có một không hai về lĩnh vực sơn hiệu ứng bê tông. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *