Rate this post

Sơn hiệu ứng nhập khẩu và sơn hiệu ứng nội địa đang được rất nhiều người phân vân không biết nên chọn loại nào mới tốt. Bởi chúng khác nhau về nguồn gốc xuất xứ và không biết loại nào mới tốt. Hôm nay cùng Conpa Paint tìm hiểu chi tiết hơn về hai dòng sơn hiệu ứng này nhé.

Sơn hiệu ứng nhập khẩu là gì?

Sơn hiệu ứng nhập khẩu hiểu đơn giản là các dòng sơn hiệu ứng được sản xuất tại nước ngoài, sau đó được nhập nguyên thùng về Việt Nam. Các dòng sơn như sơn hiệu ứng bê tông, sơn hiệu ứng cát, sơn hiệu ứng kim loại,… là những dòng sơn hiệu ứng cao cấp được nhập nguyên thùng từ các nước như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý,…

Khái niệm sơn hiệu ứng nhập khẩu
Sơn hiệu ứng nhập khẩu là các dòng sơn hiệu ứng được nhập nguyên thùng từ nước ngoài

Có thể kể đến một số hãng sơn hiệu ứng nhập khẩu nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay như Valpaint, Oikos, Novacolor của Ý, Beissier, Pavan của Pháp. Ngoài ra còn có Caparol, Meffert AG của Đức cũng nổi bật về độ bền và thân thiện môi trường, còn có SKK của Nhật và Benjamin Moore của Mỹ. Đây chính là những cái tên đang làm mưa làm gió ở thị trường sơn hiệu ứng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Ưu điểm và nhược điểm của sơn hiệu ứng nhập khẩu

Vậy sơn hiệu ứng nhập khẩu có những ưu điểm và nhược điểm gì? Biết được ưu điểm và nhược điểm của từng loại, chúng ta mới so sánh được sự khác nhau giữa sơn hiệu ứng nhập khẩu và sơn hiệu ứng nội địa để từ đó đưa ra quyết định nên chọn loại nào.

Ưu điểm

Một số ưu điểm của sơn hiệu ứng nhập khẩu:

  • Hiệu ứng thẩm mỹ ấn tượng, độc đáo: Sơn hiệu ứng nhập khẩu thường mang đến bề mặt có chiều sâu, ánh sáng phản chiếu tự nhiên, tạo cảm giác sang trọng và cuốn hút.
  • Chất lượng đồng đều, độ bền cao: Các dòng sơn đều được sản xuất theo quy trình hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Do đó, chất lượng cao là điều không thể bàn cãi.
  • An toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường: Nhiều thương hiệu sơn nhập khẩu đạt chứng nhận xanh (LEED, Greenguard…), cam kết không chứa kim loại nặng, hàm lượng VOC thấp, phù hợp với xu hướng sống xanh.
  • Tăng giá trị thẩm mỹ và đẳng cấp công trình: Với vẻ ngoài khác biệt và chất lượng vượt trội, sơn hiệu ứng nhập khẩu thường được sử dụng trong các dự án cao cấp như biệt thự, khách sạn 5 sao, showroom hay nhà hàng sang trọng.
Ưu điểm sơn hiệu ứng nhập khẩu
Ưu điểm sơn hiệu ứng nhập khẩu

Nhược điểm

Những điểm hạn chế của sơn hiệu ứng nhập khẩu có thể kể đến như:

  • Giá thành cao: So với sơn nội địa, sơn hiệu ứng nhập khẩu có giá thành đắt hơn đáng kể. Bởi cần trả nhiều chi phí như vận chuyển, thuế nhập khẩu và thương hiệu,… do đó mà dòng sơn này sẽ phù hợp hơn với phân khúc khách hàng trung – cao cấp.
  • Yêu cầu kỹ thuật thi công cao: Thi công sơn hiệu ứng đòi hỏi thợ lành nghề và am hiểu kỹ thuật xử lý bề mặt, phối màu, tạo hoa văn. Nếu không được thi công đúng cách, hiệu ứng sẽ không đạt chuẩn hoặc bị lỗi thẩm mỹ.
  • Hạn chế về thời gian cung ứng và lựa chọn đại lý: Do phải nhập khẩu, một số dòng sơn có thể bị giới hạn về mẫu mã sẵn có hoặc thời gian chờ hàng. Ngoài ra, không phải khu vực nào cũng có đại lý phân phối chính hãng hoặc đội ngũ thi công chuyên nghiệp.
Nhược điểm sơn hiệu ứng nhập khẩu
Nhược điểm sơn hiệu ứng nhập khẩu là giá thành khá cao do phải chi trả nhiều loại chi phí

Sơn hiệu ứng nội địa là gì?

Sơn hiệu ứng nội địa là tên gọi chung cho tất cả các dòng sơn hiệu ứng được sản xuất trong nước, sau đó phân phối đến các nơi trong đất nước. Các dòng sản phẩm sơn hiệu ứng nội địa cũng giống như sơn hiệu ứng nhập khẩu, chỉ có điều là chúng khác nguồn gốc xuất xứ mà thôi.

Sơn hiệu ứng nội địa là gì
Sơn hiệu ứng nội địa là dòng sơn hiệu ứng được sản xuất trong nước

Một số cái tên thương hiệu sơn hiệu ứng nội địa đang phổ biến hiện nay như Kova, MyKolor, Spec, Dulux, Joton hoặc Conpa. Trong đó, Kova nổi bật với các dòng sơn hiệu ứng giả đá, giả bê tông ứng dụng công nghệ Nano. MyKolor (thuộc tập đoàn 4 Oranges) cũng phát triển dòng Grand Effect. Ngoài ra, Spec và Joton cũng có các dòng sơn trang trí chất lượng cao. Và Conpa cũng là một trong những cái tên sáng giá trong làng sơn hiệu ứng nghệ thuật.

Ưu điểm và nhược điểm của sơn hiệu ứng nội địa

Cùng tìm hiểu xem sơn hiệu ứng nội địa cho những ưu điểm và nhược điểm gì và chúng có gì khác với sơn hiệu ứng nhập khẩu.

Ưu điểm

Một số ưu điểm của sơn hiệu ứng nội địa mà bạn nên biết:

  • Giá thành hợp lý: Sơn hiệu ứng nội địa có mức giá dễ tiếp cận hơn so với hàng nhập khẩu do không cần phải tốn chi phí thuế nhập khẩu, phí vận chuyển,.. Vì thế mà mức giá này phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng từ trung cấp đến bình dân.
  • Dễ dàng tìm mua và bảo hành: Với hệ thống đại lý rộng khắp cũng dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận, tư vấn, mua hàng và bảo hành khi cần thiết mà không phụ thuộc vào lịch nhập khẩu hay nhà phân phối nước ngoài.
  • Phù hợp khí hậu và điều kiện thi công Việt Nam: Các dòng sơn nội địa thường được nghiên cứu và điều chỉnh công thức để thích nghi tốt với thời tiết nóng ẩm, nhiều bụi, mưa nhiều ở Việt Nam. Đây chính là điều mà sơn hiệu ứng nhập khẩu không thể nào bằng được.
  • Thi công đơn giản, phổ biến đội ngũ thợ: Vì đã quen với quy trình thi công, nhiều đội thợ tại Việt Nam có thể dễ dàng sử dụng sơn hiệu ứng nội địa, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoàn thiện.
Cửa hàng sử dụng sơn hiệu ứng nội địa
Cửa hàng sử dụng sơn hiệu ứng nội địa

Nhược điểm

Một số nhược điểm của sơn hiệu ứng nội địa:

  • Hiệu ứng thẩm mỹ chưa thật sự đa dạng: So với sơn nhập khẩu, vốn nổi tiếng với độ tinh xảo và chiều sâu của hiệu ứng, thì sơn nội địa vẫn còn hạn chế về loại hiệu ứng, bảng màu, độ phản chiếu và khả năng tạo chất cảm độc đáo như nhung, đá cẩm thạch hay ánh kim phức tạp.
  • Chất lượng không đồng đều giữa các thương hiệu: Không phải hãng nào cũng có công nghệ và quy trình ổn định. Một số dòng giá rẻ dễ gặp hiện tượng phai màu, bong tróc hoặc mất hiệu ứng sau thời gian sử dụng, nếu không được thi công và bảo dưỡng đúng cách.
  • Thiếu tính “độc bản” và đẳng cấp: Sơn nội địa thường khó đạt được độ độc đáo, đẳng cấp và tinh tế như các thương hiệu châu Âu hoặc Nhật Bản, nên chưa thực sự đáp ứng tốt cho các công trình yêu cầu cao về mỹ thuật hoặc kiến trúc mang phong cách quốc tế.

Sơn hiệu ứng nhập khẩu và sơn hiệu ứng nội địa, nên chọn loại nào? 

Câu hỏi đặt ra là giữa sơn hiệu ứng nhập khẩu và sơn hiệu ứng nội địa, nên chọn loại nào?. Câu trả lời là phụ thuộc vào yêu cầu của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm sự đẳng cấp, hiệu ứng bề mặt độc đáo và chất lượng cao, sơn nhập khẩu từ Ý, Nhật, Đức… sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các công trình cao cấp, biệt thự, showroom.

Ngược lại, nếu bạn muốn một giải pháp tiết kiệm chi phí, dễ thi công, dễ bảo hành và vẫn đảm bảo hiệu ứng thẩm mỹ cơ bản thì sơn hiệu ứng nội địa là lựa chọn hợp lý hơn.Nói vậy không có nghĩa là sơn hiệu ứng nội địa không đẳng cấp và không độc đáo. Chỉ là mức độ thấp hơn so với sơn nhập khẩu mà thôi. Nếu bạn không có yêu cầu quá cao về mặt thẩm mỹ thì sơn hiệu ứng nội địa sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Nên chọn sơn hiệu ứng nhập khẩu hay nội địa
Sơn hiệu ứng nhập khẩu và sơn hiệu ứng nội địa, chọn loại nào là tốt nhất?

Trên đây là những thông tin liên quan đến sơn hiệu ứng nhập khẩu và sơn hiệu ứng nội địaConpa Paint đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về hai dòng sơn này. Theo dõi website sonhieuungconpa để xem thêm những bài viết hữu ích khác nhé. Nếu có nhu cầu thi công sơn hiệu ứng cho ngôi nhà của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *