Rate this post

So sánh sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất là bước quan trọng giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và hiểu hơn về hai loại dòng sơn này. Bởi nhiều người lầm tưởng chúng giống nhau, nhưng thực tế thì chúng cũng có những chỗ khác nhau mà chúng ta ít để ý. Trong bài viết này, Conpa Paint sẽ giúp bạn so sánh thi công sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất chi tiết và dễ hiểu nhất nhé.

Sự giống nhau việc thi công sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất

Về điểm giống nhau thì cả việc thi công sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất đều yêu cầu xử lý bề mặt kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Bề mặt trước khi thi công cần phải được làm sạch, khô ráo, phẳng và không bám bụi để lớp sơn bám tốt và đều màu. Về cơ bản thì quy trình thi công cũng tương tự nhau, thường gồm các bước: sơn lót, lớp tạo nền, lớp tạo hiệu ứng và có thể thêm lớp phủ bảo vệ.

Điểm giống nhau giữa thi công sơn hiệu ứng ngoại thất và nội thất
Điểm giống nhau giữa thi công sơn hiệu ứng ngoại thất và nội thất

Xem thêm bài viết: Sơn hiệu ứng là gì? Để có cái nhìn tổng quát hơn về dòng sơn này

Sự khác nhau giữa sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất

Vậy đâu là điểm khác biệt giữa thi công sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất. Để dễ hình dung hơn thì chúng ta sẽ so sánh thi công sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất trên một số tiêu chí để tìm ra điểm khác biệt giữa cả hai. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể đánh giá.

Về mục đích sử dụng

Thi công sơn hiệu ứng nội thất thường sẽ tập trung vào yếu tố thẩm mỹ và cảm xúc trong không gian sống. Cho nên người thợ sẽ tập trung tạo điểm nhấn nghệ thuật cho các khu vực như phòng khách, phòng ngủ, sảnh hay cầu thang. Ngoài việc làm đẹp, sơn hiệu ứng còn phản ánh cá tính và phong cách thiết kế của chủ nhà.

Ứng dụng sơn hiệu ứng cho nội thất
Ứng dụng sơn hiệu ứng cho nội thất

Ngược lại thì thi công sơn hiệu ứng ngoại thất ngoài việc đảm bảo thẩm mỹ thì còn hướng đến mục tiêu bảo vệ bề mặt công trình khỏi các tác nhân môi trường như mưa, nắng, gió, bụi. Ngoài khả năng chống thấm và chống tia UV, sơn hiệu ứng ngoại thất cũng cần duy trì độ bền màu và kết cấu lâu dài, đồng thời mang lại diện mạo sang trọng cho mặt tiền công trình.

Ứng dụng sơn hiệu ứng cho ngoại thất
Ứng dụng sơn hiệu ứng cho ngoại thất

Về mẫu mã hay màu sắc

Sơn hiệu ứng nội thất thường rất phong phú về mẫu mã và màu sắc hơn do yêu cầu về mặt thẩm mỹ cao. Các kiểu hiệu ứng như giả bê tông, ánh kim, nhung, vân đá hay hiệu ứng gỉ sét được lựa chọn linh hoạt theo nhiều phong cách nội thất từ cổ điển đến hiện đại, công nghiệp hoặc nghệ thuật.

Trong khi đó, sơn hiệu ứng ngoại thất có xu hướng hạn chế hơn về màu sắc và mẫu mã do yêu cầu cao về độ bền. Các hiệu ứng phổ biến là vân đá tự nhiên, hiệu ứng nhám hoặc bê tông công nghiệp, thường sử dụng các tông trung tính hoặc màu trầm để tránh phai màu theo thời gian.

Yêu cầu kỹ thuật thi công

Thi công sơn hiệu ứng nội thất đòi hỏi tay nghề cao để tạo ra các hiệu ứng mượt mà, sắc nét và đồng đều trên từng chi tiết nhỏ. Do không chịu tác động của thời tiết, kỹ thuật thi công tập trung vào tính thẩm mỹ, mang lại cảm giác bề mặt và độ mịn khi hoàn thiện.

Sự khác biệt về kỹ thuật thi công
Mỗi kiểu thi công sẽ có yêu cầu kỹ thuật khác nhau

Còn đối với thi công sơn hiệu ứng ngoại thất thì sẽ yêu cầu kỹ thuật chuyên sâu về xử lý chống thấm, khả năng bám dính và chịu lực. Thợ thi công phải đảm bảo các lớp sơn có thể chống chọi tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà vẫn giữ được hiệu ứng mong muốn trong thời gian dài.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên thuê đơn vị thi công bên ngoài hay tự làm thì hãy tham khảo bài viết: nên tự thi công sơn hiệu ứng và thuê thợ chuyên nghiệp trước khi đưa ra quyết định

Độ bền sản phẩm sau khi thi công

Vì chủ yếu tập trung vào thẩm mỹ nên sơn hiệu ứng nội thất có độ bền trung bình từ 5–7 năm, do không chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, độ bền còn phụ thuộc vào việc vệ sinh, bảo quản và va chạm trong quá trình sử dụng.

Lớp sơn ngoại thất bền hơn lớp sơn nội thất
Thường thì lớp sơn hiệu ứng ngoại thất sẽ bền hơn so với lớp sơn nội thất

Đối với sơn hiệu ứng ngoại thất thì độ bền của lớp sơn có thể lên tới 10–15 năm nhờ vào lớp sơn chuyên dụng có khả năng chống nắng, chống ẩm, chống bong tróc và bạc màu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công trình ngoài trời như mặt tiền nhà, tường rào, trụ cổng,…

Giá thi công

Nhìn chung thì giá thi công sơn hiệu ứng ngoại thất sẽ cao hơn thi công sơn nội thất. Mỗi đơn vị sẽ có bảng báo giá riêng. Đối với nhà Conpa thì thi công sơn hiệu ứng ngoại thất thường cao hơn khoảng 50.000 VNĐ/m² so với nội thất. Nguyên nhân chính là do cần sử dụng vật liệu chuyên dụng chịu thời tiết và kỹ thuật thi công phức tạp hơn để đảm bảo độ bền cao.

Bảng giá thi công sơn hiệu ứng kim loại nhà Conpa
Bảng giá thi công sơn hiệu ứng kim loại nhà Conpa
Bảng giá thi công sơn bê tông nhà Conpa
Bảng giá thi công sơn bê tông nhà Conpa

Thời gian thi công

Sơn hiệu ứng nội thất có thời gian thi công tương đối nhanh, thường từ 2–4 ngày tùy diện tích và hiệu ứng lựa chọn. Do điều kiện môi trường trong nhà ổn định nên quá trình thi công ít bị gián đoạn.

Thời gian thi công sơn hiệu ứng nội thất lâu hơn ngoại thất
Thời gian thi công sơn hiệu ứng nội thất lâu hơn ngoại thất

Ngược lại, thi công sơn hiệu ứng ngoại thất có thể mất nhiều thời gian hơn do phụ thuộc vào thời tiết và yêu cầu xử lý bề mặt chống thấm kỹ càng. Trung bình có thể kéo dài từ 4–6 ngày, đặc biệt nếu công trình có diện tích lớn hoặc nhiều chi tiết khó thi công.

Bảng tổng hợp so sánh sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất

Tiêu chíSơn hiệu ứng nội thấtSơn hiệu ứng ngoại thất
Mục đích sử dụngTăng thẩm mỹ, tạo điểm nhấn nghệ thuật cho không gian sốngBảo vệ công trình khỏi thời tiết, duy trì thẩm mỹ bền lâu
Mẫu mã – màu sắcĐa dạng, phong cách linh hoạt (nhung, bê tông, ánh kim, gỉ sét…)Hạn chế hơn, ưu tiên độ bền và gam màu trung tính, vân đá tự nhiên
Kỹ thuật thi côngĐòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, tập trung vào hiệu ứng và độ mịnYêu cầu xử lý chống thấm, chịu lực, kỹ thuật chịu thời tiết
Độ bền5–7 năm10–15 năm
Giá thi côngTrung bình, tùy loại hiệu ứng và độ khóCao hơn khoảng 50.000 VND/m² so với nội thất
Thời gian thi công2–4 ngày, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết4–6 ngày, phụ thuộc thời tiết và yêu cầu xử lý bề mặt

Vậy là Conpa Paint đã giúp bạn so sánh sơn hiệu ứng nội thất và ngoại thất một cách rất chi tiết và dễ hiểu. Hy vọng bạn đã nắm rõ được sự khác nhau cơ bản giữa việc thi công hai loại sơn này. Theo dõi website sonhieuungconpa để xem thêm những bài viết hấp dẫn khác. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nếu có nhu cầu thi công sơn hiệu ứng cho không gian sống của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *