Công nghệ phun sơn tĩnh điện ngày càng được các công ty sử dụng nhiều nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Vậy quy trình phun sơn tĩnh điện diễn ra thế nào? Cùng sơn Conpa tìm hiểu nhé!

Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình phun sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện còn gọi là sơn khô. Là một dạng vật liệu phủ, được làm bằng một hợp chất hữu cơ dạng bột được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo.

Thành phần của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là gì?

Thành phần công thức của bột sơn sử dụng cho công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm: Hợp chất Polymer hữu cơ, bột màu, Curatives, chất làm đều màu và một số chất phụ gia khác. Tất cả các sản phẩm này được trộn với nhau, làm nóng chảy để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, gọi là bột sơn tĩnh điện.

Hiện nay, trên thị trường có 4 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến: Bóng, Mờ, Cát và Nhăn, được sử dụng cho cả hai điều kiện là trong nhà và ngoài trời.

Khái niệm về công nghệ phun sơn tĩnh điện là gì?

Công nghệ phun sơn tĩnh điện có tên tiếng Anh là Electro Static Power Coating Technology. Đây được xem là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, được phát minh vào những năm 1950 bởi tiến sĩ Erwin.

Công nghệ phun sơn tĩnh điện
Công nghệ phun sơn tĩnh điện

Qua nhiều lần cải tiến và sáng tạo, các nhà khoa học đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được tối ưu hơn, giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn rất nhiều.

Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

Nguyên lý sơn tĩnh điện được hoạt động bằng cách sơn tĩnh điện được phủ lên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt. Khi bột sơn tĩnh điện đi qua súng phun tĩnh điện thì sẽ nóng lên và tích điện dương tại đầu kim phun. Sau đó đi qua kim phu và di chuyển theo điện trường để đến tới vật liệu sơn đã tích điện âm.

Nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này sẽ giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu và di chuyển được vào hầu hết các bề mặt bị khuất. 

Nguyên lý hoạt động sơn tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động sơn tĩnh điện

Đọc thêm bài viết: [TOP 10] loại sơn nước giá rẻ & tốt nhất hiện nay

Nhìn chung, công nghệ phun sơn tĩnh điện khá đơn giản, trong đó có thiết bị chính là một súng phun tĩnh điện cùng với bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều thiết bị để hỗ trợ như buồng phun sơn, thiết bị thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại. Các thiết bị hỗ trợ phun sơn sẽ giúp cho xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn.

Trong quá trình sơn tĩnh điện, vật liệu phủ phải được làm nóng ở nhiệt độ cao để tránh hiện tượng bột sơn bị khô trước khi tiếp xúc với vật liệu phủ. Vì vậy, bạn sẽ thấy nó thường áp dụng cho các vật liệu bằng kim loại như thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm và đồng thau. Quá trình làm nóng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, vì vậy, để tối ưu sản xuất thì các mẻ sơn phải có đồng nhất một màu.

Công nghệ sơn tĩnh điện thường áp dụng cho các trường hợp sơn một lớp, nhằm bảo vệ vật liệu khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ thải ra ít chất thải hơn so với các công nghệ khác.

Phân loại trong công nghệ sơn tĩnh điện

Hiện nay có hai công nghệ sơn tĩnh điện chính là sơn tĩnh điện dạng khô và dạng ướt. Mỗi loại có các ưu và nhược điểm khác nhau

  • Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không cần pha. Được ứng dụng cho các sản phẩm kim loại: Sắt, thép, nhôm,…
Sơn tĩnh điện dạng khô (dạng bột)
Sơn tĩnh điện dạng khô (dạng bột)
  • Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước. Được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…

Hiện nay, sơn tĩnh điện dạng bột được sử dụng nhiều bởi nó có tính hiệu quả mà hệ thống phun bột mang lại. So với các kỹ thuật phun sơn dạng nước thì dạng bột có độ phủ lớn hơn nhiều.

Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

Ưu điểm công nghệ sơn tĩnh điện về mặt kinh tế

  • Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng được tự đồng hóa. Từ đó tiết kiệm được chi phí nhân công.
  • Hầu hết lượng sơn tĩnh điện đều được sử dụng triệt để. Bột sơn dư trong quá trình phun sơn tĩnh điện được thu hồi để sử dụng lại
  • Không cần phải sơn lót
  • Dễ dàng làm sạch những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay khi do phun sơn không đạt yêu cầu
  • Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm
Sản phẩm của quá trình sơn tĩnh điện
Sản phẩm của quá trình sơn tĩnh điện

Ưu điểm về đặc tính sử dụng

  • Dễ dàng vệ sinh khi bột bám lên người hoặc thiết bị mà không cần sử dụng bất kỳ loại dung môi nào khác
  • Không gây ô nhiễm môi trường do không cần phải sử dụng dung môi
  • Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải,…

Ưu điểm về chất lượng sản phẩm

  • Tuổi thọ thành phẩm lâu dài, trên 5 năm
  • Độ bóng cao
  • Không bị ăn mòn bởi các hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của các tác nhân hóa học hoặc thời tiết
  • Màu sắc phong phú và có độ chính xác cao.

Các bước trong công nghệ dây chuyền phun sơn tĩnh điện

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm cần phun sơn tĩnh điện

Sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện cần phải được xử lý bề mặt sạch sẽ. Việc xử lý bề mặt kim loại giúp cho sản phẩm loại bỏ hết các gỉ sét, dầu mỡ bị bám dầu mỡ. Công đoạn này sẽ giúp lớp sơn phủ được bám dính tốt nhất, mịn và có tính thẩm mỹ hơn.

Dây chuyền quy trình phun sơn tĩnh điện
Dây chuyền quy trình phun sơn tĩnh điện

Các bước xử lý bề mặt sản phẩm cần phải cho sản phẩm vào trong bề mặt hóa chất theo thứ tự:  Bể Axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và cuối cùng là bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Sản phẩm được lần lượt vào tường bể theo thứ tự theo hệ thống Palang điện.

Quá trình xử lý bề mặt diễn ra trong một thời gian khá dài, tốn thời gian. Tuy nhiên phải như vậy thì sản phẩm của chúng ta mới có chất lượng tốt nhất để phun sơn.

Bước 2: Sấy khô sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện

Sau khi bề mặt sản phẩm được xử lý qua bể hóa chất thì chúng ta phải được sấy khô. Đối với bề mặt thép mỏng thì quá trình phơi khô tự nhiên sẽ rất nhanh và đơn giản hơn. Tuy nhiên, thép dày thì việc khô tự nhiên sẽ lâu hơn. Do đó, quy trình sấy khô có hai phương pháp chính: Sấy khô bề mặt bằng phương pháp khò nóng (Áp dụng cho sản phẩm ít). Hoặc sử dụng lò sấy khô riêng biệt (Có thể sấy hàng loạt nhiều sản phẩm cùng lúc).

Hiện nay, khò là phương pháp đơn giản nhất trong quy trình sơn tĩnh điện. Treo sản phẩm trên xe goòng, sau đó đẩy vào lò sấy theo hệ thống băng chuyền. Sử dụng lò sấy sẽ giúp sản phẩm được khô nhanh hơn. 

Bước 3: Vào buồng Phun sơn tĩnh điện

Trong công nghệ phun sơn tĩnh điện phải sử dụng đến súng phun hơi. Để có được màu sơn đậm nhạt sẽ phải tùy vào lượng bột màu, đảo bảo nước sơn ra thành phẩm đẹp nhất. Súng phun bao gồm: Súng phun buồn đơn và súng phun buồn đôi (Đối xứng).

Để tiến hành quy trình phun sơn tĩnh điện, tất cả sản phẩm trước khi treo lên băng tải đều phải được kiểm tra nhiều mặt: Bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất, móc treo,…

Buồng phun sơn tĩnh điện
Buồng phun sơn tĩnh điện

Dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm. Lưu ý hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không được hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn. Những vị trí mọc treo cũng cần phải được chú ý, móc treo phải đủ chắc sạch và dẫn điện tốt.

Quá trình treo sản phẩm cần phải lưu ý khoảng cách tối thiểu từ 100 – 200mm. Chỉ treo những sản phẩm đạt yêu cầu lên.

Đối với quá trình phun sơn thủ công (phun tay): Sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau. Trong quá trình phun sơn cầu phải chú ý hướng sơn, không phun vào mặt người đối diện.

Bước 4: Sấy định hình và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi phun sơn tĩnh điện xong, chúng ta cần phải đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm. Công đoạn này sẽ giúp sơn được bám chắc, đều màu và đẹp hơn so với thông thường. Nhiệt độ sấy trong phòng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng loại sản phẩm riêng, giúp sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Lò sấy phải có nhiệt độ từ 180 – 200 độ C, sấy trong vòng khoảng 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là gas. 

Bước 5: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm

Sau khi hoàn thành xong sản phẩm thì cần phải kiểm tra kỹ trước khi đóng gói và đưa ra thị trường. Các yếu tố cần kiểm tra: Màu sắc, độ bám dính, đều màu, độ sơn phủ kín,…

Quá trình đóng gói sản phẩm được diễn ra như sau: Xác định quy cách đóng gói, Chọn những sản phẩm đạt yêu cầu để đóng gói, Đóng gói. 

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin về quy trình phun sơn tĩnh điện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *