Nếu không có phương pháp chống thấm nhà vệ sinh tốt thì nó sẽ nhanh bị hư hỏng và xuống cấp. Ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của nhà vệ sinh. Cùng Sơn Conpa tìm hiểu cách chống thấm hiệu quả nhé!

Chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh

Dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm

Các bạn có thể chú ý và phát hiện nhanh chóng nhà vệ sinh đang bị thấm bằng những dấu hiệu sau đây:

  • Trần nhà, tường nhà có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước. Ngoài ra còn có thể xuất hiện rong rêu, mốc xanh khắp tường,…
  • Gạch lát nền bị xỉn màu và xuống cấp. Gạch có thể bị nứt hoặc ron gạch bị hở.
Phòng vệ sinh bị rỉ nước
Phòng vệ sinh bị rỉ nước
  • Nhà vệ sinh có thể xuất hiện mùi hôi
  • Thiết bị trong nhà vệ sinh bị rỉ nước.

Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh

Hiện nay, nhà vệ sinh bị chống thấm có rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta cần phải biết nguyên nhân thực sự của nó thì mới có thể có phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính có thể gây nên nhà vệ sinh bị thấm:

  • Chọn vị trí nhà vệ sinh không phù hợp: Thông thường hiện nay, các nhà vệ sinh thường được xây dựng bố trí chung vách với nhà bếp hoặc ở dưới chân cầu thang. Đây là những vị trí đã ẩm mốc từ trước. Do đó cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ẩm mốc ở nhà vệ sinh.
  • Hệ thống đường nước bị nứt vỡ: Trong quá trình sử dụng có thể có hiện tượng ống cấp nước hoặc ống dẫn nước bị nứt hoặc bị rò rỉ. Ngoài ra, các thiết bị nhà vệ sinh có thể bị hư hỏng, lắp ráp sai nguyên tắc cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm.
Trần nhà vệ sinh bị ẩm dột
Trần nhà vệ sinh bị ẩm dột

Tìm hiểu thêm: Sơn chống thấm ngoài trời

  • Bị nứt bề mặt hoặc hở gạch: Nếu sử dụng gạch qua sử dụng hoặc chất lượng thấp thì gạch rất dễ bị hở hoặc nứt. Ngoài ra, mạch gạch bị bong cũng rất dễ làm cho nước thẩm thấu qua.
  • Bị dột sàn vệ sinh: Nếu thi công cẩu thả, không cẩn thận thì dễ gây ra hiện tượng sàn nhà vệ sinh bị dột.

Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà tắm

Nhà vệ sinh bị thấm nước có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến công trình. Không dừng lại ở đó, nhà vệ sinh bị ẩm mốc còn có thể là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, chúng ta cần phải chống thấm nhà vệ sinh bởi vì những lý do sau:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Nếu không được chống thấm tốt thì nhà vệ sinh rất dễ xuất hiện những vết loang lổ, nứt nẻ, làm cho nhà vệ sinh cũ và bẩn hơn rất nhiều.
Chống thấm giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của nhà vệ sinh
Chống thấm giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của nhà vệ sinh
  • Kéo dài tuổi thọ cho công trình: Việc chống thấm dột cho nhà vệ sinh sẽ tránh được tình trạng kết cấu của công trình bị phá vỡ. Nhờ đó có thể kéo dài được thời gian sử dụng nhà vệ sinh.
  • Hạn chế vi khuẩn gây bệnh: Mùi hôi và sự ẩm mốc trong phòng vệ sinh sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đây chính là mầm bệnh gây nên nhiều bệnh tật cho con người.
  • Đảm bảo an toàn khi sử dụng nhà tắm: Nếu không chống thấm hiệu quả thì dễ gây ra hiện tượng rong rêu, nấm mốc. Rất dễ bị ngã khi sử dụng nhà vệ sinh. Mặt khác, còn có thể dẫn đến hiện tượng cháy nổ và chập điện.

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả – đơn giản

Chống thấm phòng vệ sinh bằng Sika Latex

Sika là vật liệu chống thấm với gốc xi măng Polyme cải tiến, 2 thành phần. Đây là sản phẩm chống thấm nhất trong xây dựng, được sản xuất bởi tập đoàn Sika AG của Thụy Sỹ

Ưu điểm 

  • Khả năng thẩm thấu bề mặt tường cực tốt. Ngoài ra, nó cũng giúp tạo liên kết bề mặt bề mặt.
  • Quy trình thi công đơn giản, không cần tay nghề quá cao.
Hình ảnh trộn sơn Sika Latex với nước
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex

Bước 1: Làm ẩm nhà vệ sinh. Đầu tiên, chúng ta cần phải tạo độ ẩm cho nhà vệ sinh bằng cách dùng nước lăn lên sàn nhà bê tông.

Bước 2: Chống thấm nhà vệ sinh

  • Trộn đều nước và bột theo tỉ lệ 1:4 trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút.
  • Dùng chổi hoặc cọ quét phủ lên bề mặt tối thiểu là bề mặt ít nhất là 2 lớp. khoảng thời gian quét giữa các lớp là 3 tiếng, sau khi lớp đầu tiên đã khô hẳn.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Màng khò nóng là màng chống thấm dẻo được sản xuất từ hỗn hợp giàu Bitum và hỗn hợp giàu polyme có khả năng chống ẩm và chống thấm. Bên trong lớp màng được cấu tạo kết cấu khiến cho màng có độ bền cao hơn.

Ưu điểm

  • Độ phủ chống thấm cao
  • Không cần phải cán gạch để bảo vệ
Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bước 1: Quét keo linh cốt

  • Quét keo linh cốt (Flintkote) cho toàn bộ bề mặt cần chống thấm.
  • Để keo khô lại vừa phải trong thời gian từ 30 đến 60 phút.

Bước 2: Phủ lớp màng nóng

  • Tiến hành dùng đầu khò nung cho lớp màng và keo nóng lên và có thể bám chặt với nhau.
  • Sau đó tiến hành hàn giữa các mối nối với nhau.

Bước 3: Phủ lớp bảo vệ màng. Sau khi đã phủ lớp màng nóng xong thì chúng ta cần phải cán lớp vữa lên màng để bảo vệ làm sao cho bề mặt mặt không bị rách.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy

Chống thấm sơn Epoxy là loại sơn 2 thành phần, có gốc nhựa Epoxy. Làm cho hiệu quả giảm sự ăn mòn của bê tông. Ngoài ra, sơn Epoxy còn tạo ra một lớp sơn cứng, tạo bề mặt sơn bóng và chống thấm ưu việt.

 Ưu điểm

  • Có khả năng chống thấm nước và các dung dịch khác một cách hoàn toàn.

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy

Sơn Epoxy chống thấm cho nhà vệ sinh
Sơn Epoxy chống thấm cho nhà vệ sinh

Bước 1:  Vệ sinh bề mặt. Trước khi sơn Epoxy chống thấm thì chúng ta cần phải xả nhám, chà sạch những vị trí nhà vệ sinh một cách kỹ lưỡng.

Bước 2: Sơn nhà vệ sinh

  • Sơn 2 lớp chống thấm. Lớp chống thấm là keo Epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy. Mỗi lớp sơn phải cách nhau 6 tiếng.
  • Sơn lót: Sau 24h sơn khô thì chúng ta tiến hành lớp sơn lót. Sơn lót chúng ta nên dùng loại sơn không có dung môi và không màu. Không được chọn sơn gốc nước.

Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh

Keo chống thấm sàn nhà vệ sinh là một hợp chất Silicon có tính đàn hồi tốt và có khả năng chịu được các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết.

Ưu điểm

  • Độ bền, độ bám dính tốt
  • Làm cho các điểm nứt nẻ biến mất hoàn toàn
Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh
Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh

Quy trình thi công keo chống thấm phòng vệ sinh

Bước 1: Bắn keo

  • Xác định vị trí trần nhà vệ sinh bị nứt 
  • Dùng máy bắn keo bắn vào vị trí đã xác định đó

Bước 2: Tiến hành vệ sinh và lăn sơn hoàn thiện. Sơn bả phủ hoàn thiện. Chúng ta cần phải chờ ít nhất 7 ngày để lớp sơn có thể khô hoàn toàn. 

Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh

Lưới chống thấm nhà vệ sinh là vật liệu được dùng để tăng cường sức chịu lực, tính năng chống thấm và chống nứt cho nhà vệ sinh. 

Ưu điểm

  • Vừa có tác dụng chống thấm, vừa giúp tăng cường sức chịu lực và chống nứt cho phòng vệ sinh.
  • Sử dụng ở vị trí cao, có độ dao động cao thì lưới thủy tinh sẽ kết hợp với chất chống thấm tạo hiệu quả cao.
  • Gọn nhẹ, dễ thi công và giá thành thấp
Hình ảnh lưới chống thấm nhà vệ sinh
Lưới chống thấm nhà vệ sinh

Quy trình thi công chống thấm phòng vệ sinh bằng lưới thủy tinh

Bước 1: Phủ lớp cách nhiệt. 

  • Cán một lớp xi măng mỏng
  • Phủ lên trên một lớp lưới thủy tinh. Đồng thời cần cán thêm một lớp vữa mỏng.

Bước 2: Thiết lập lớp bảo vệ. Ở bước này chúng ta sẽ phải chán hồ phủ rồi ốp gạch để hoàn thiện.

Ngoài ra mỗi màu sơn cũng có thành phần khác nhau, có thể ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả chống thấm nhà vệ sinh. Tham khảo thêm bài viết để có thêm thông tin về chống thấm và trang trí cho không gian phòng tắm.

Xem thêm: Sơn hiệu ứng bê tông cho không gian phòng tắm

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm cho mình cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bền lâu. Không những vậy còn tiết kiệm chi phí và tối ưu về mặt thời gian nữa nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *