Hợp đồng thi công sơn hiệu ứng là văn bản pháp lý quan trọng giúp xác lập rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Mặc dù đóng vai trò khá quan trọng nhưng phần lớn người không biết hợp đồng thi công sơn hiệu ứng có những gì? Trong bài viết này, Conpa Paint sẽ chia sẻ cho bạn mẫu hợp đồng thi công sơn hiệu ứng mới nhất hiện nay nhé.
Hợp đồng thi công sơn hiệu ứng là gì?
Hợp đồng thi công sơn hiệu ứng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư (hoặc bên thuê dịch vụ) và đơn vị thi công sơn hiệu ứng. Bên trong hợp đồng thường ghi quy định cụ thể về các điều khoản liên quan đến việc thi công sơn hiệu ứng cho công trình như: khối lượng công việc, chủng loại vật liệu, tiến độ thi công, chi phí, phương thức thanh toán, trách nhiệm các bên và điều kiện bảo hành,…

Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng thi công sơn hiệu ứng không?
Việc ký kết hợp hợp đồng thi công sơn hiệu ứng là không bắt buộc. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là nên ký hợp đồng thi công sơn hiệu ứng, đặc biệt là đối với những công trình có giá trị lớn. Bởi chỉ có ký hợp đồng mới đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, tránh tranh chấp và đảm bảo công trình đạt hiệu quả như mong muốn. Nếu không, khi xảy ra mâu thuẫn thì sẽ không có bên thứ ba nào có thể can thiệp và giải quyết vấn đề.
Nội dung cơ bản của hợp đồng thi công sơn hiệu ứng
Vậy nội dung của hợp đồng thi công sơn hiệu ứng gồm những gì? Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều người. Việc tìm hiểu trước những nội dung của hợp đồng thi công sơn hiệu ứng sẽ rất có ích cho bạn. Nó giúp bạn nắm rõ được các điều khoản và quyền lợi của mình trước khi ký kết, từ đó tránh được những tranh chấp hoặc rủi ro không mong muốn trong quá trình thi công.

Dưới đây là những nội dung cơ bản trong một hợp đồng thi công sơn hiệu ứng:
- Thông tin các bên: Bao gồm đầy đủ họ tên (hoặc tên doanh nghiệp), địa chỉ, số điện thoại, người đại diện và mã số thuế (nếu có) của bên thuê và bên nhận thi công.
- Phạm vi công việc: Ghi rõ các hạng mục cần thi công, diện tích, vị trí (phòng khách, mặt tiền, trần nhà…), loại sơn hiệu ứng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
- Đơn giá và tổng giá trị hợp đồng: Thể hiện chi tiết đơn giá theo mét vuông, tổng giá trị công trình, các khoản thuế và nguyên tắc xử lý khi có phát sinh chi phí.
- Tiến độ thi công: Thời gian bắt đầu và hoàn thành công việc, các mốc nghiệm thu theo giai đoạn (nếu có), và hình thức xử lý nếu chậm tiến độ.
- Phương thức thanh toán: Số lần thanh toán (ví dụ: đặt cọc, thanh toán giữa tiến độ và sau nghiệm thu), điều kiện để được thanh toán và phương thức thanh toán cụ thể.
- Nghiệm thu và bảo hành: Điều kiện nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành, tiêu chuẩn đánh giá và thời hạn bảo hành (thường từ 6 tháng đến 2 năm tùy đơn vị).
- Trách nhiệm và nghĩa vụ các bên: Mỗi bên cần thực hiện đúng cam kết như cung cấp vật tư, đảm bảo an toàn lao động, hỗ trợ thi công hoặc thanh toán đúng hạn.
- Điều khoản xử lý vi phạm và chấm dứt hợp đồng: Xác định mức phạt khi một trong hai bên vi phạm và các trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Giải quyết tranh chấp: Thỏa thuận phương án giải quyết nếu có mâu thuẫn phát sinh – thường ưu tiên thương lượng trước, sau đó mới đến trọng tài hoặc tòa án.
Download mẫu hợp đồng thi công sơn hiệu ứng
Thường thì sẽ không có một mẫu hợp đồng thi công sơn hiệu ứng chuẩn, bởi mỗi công trình, mỗi đơn vị thi công hay yêu cầu của mỗi bên sẽ không giống nhau. Do đó, ngoài những điều cơ bản ra thì hợp đồng thi công sơn hiệu ứng có thể linh hoạt thêm các điều khoản để phù hợp với tính chất công trình.
>>>> Download mẫu hợp đồng thi công sơn hiệu ứng mới nhất hiện nay: Tải xuống
Những lưu ý trước khi tiến hành ký kết hợp đồng thi công sơn hiệu ứng
Khi ký kết hợp đồng thi công sơn hiệu ứng, bạn cũng cần chú ý một số yếu tố để đảm bảo tối đa được lợi ích nhận được, tránh trường hợp bị “hớ” bởi sự thiếu sót của chính bản thân. Dưới đây là một số điểm lưu ý mà bạn nên biết:
- Xác minh năng lực đơn vị thi công: Nên kiểm tra kinh nghiệm, dự án đã thực hiện, đánh giá từ khách hàng cũ. Ưu tiên đơn vị có bảo hành rõ ràng và hợp đồng minh bạch.
- Thống nhất rõ loại sơn hiệu ứng và mẫu hoàn thiện: Ghi rõ tên loại sơn, hiệu ứng cụ thể (bê tông, nhũ kim, vân mây…), mã màu, vật liệu sử dụng. Nên có mẫu thử và biên bản nghiệm thu mẫu trước khi thi công.
- Làm rõ đơn giá và chi phí phát sinh: Xác định đơn giá trên m², tổng chi phí ước tính. Thỏa thuận rõ ràng cách xử lý nếu có phát sinh ngoài dự kiến. Đây là vấn đề rất dễ phát sinh tranh chấp sau này, vì thế cần phải thực sự rõ ràng.
- Thiết lập tiến độ và thời hạn cụ thể: Ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc thi công, mốc nghiệm thu từng giai đoạn (nếu có) và trách nhiệm khi trễ tiến độ.
- Thoả thuận chi tiết về thanh toán: Ghi rõ số lần, thời điểm và hình thức thanh toán. Ví dụ: 30% đặt cọc – 40% khi hoàn thành 50% công việc – 30% sau nghiệm thu
- Bổ sung điều khoản xử lý vi phạm và tranh chấp: Nêu rõ mức phạt nếu một trong hai bên vi phạm. Ghi rõ cách thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, trọng tài hoặc tòa án
- Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký: Không ký hợp đồng nếu còn điều khoản mơ hồ hoặc chưa hiểu rõ. Nên nhờ người có chuyên môn pháp lý tư vấn nếu cần thiết.

Trên đây là mẫu hợp đồng thi công sơn hiệu ứng mới nhất hiện nay mà Conpa Paint đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng thông tin này có ích với bạn. Theo dõi website sonhieuungconpa để xem thêm những bài viết hấp dẫn khác. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nếu bạn có nhu cầu thi công sơn hiệu ứng cho không gian sống của mình nhé.