Rate this post

Xu hướng thi công sơn hiệu ứng cho nhà ở đang ngày càng phổ biến nhờ khả năng tạo nên không gian sống độc đáo, sang trọng và mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, rất ít người biết cách thi công sơn hiệu ứng sao cho đúng kỹ thuật. Do đó, trong bài này, Conpa sẽ hướng dẫn bạn cách thi công đúng kỹ thuật nhé.

Yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình thi công sơn hiệu ứng

Trước hết, chúng ta cần biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thi công để từ đó đưa ra biện pháp giải quyết. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thi công sơn hiệu ứng. Dưới đây là một số yếu tố chính mà bạn nên biết.

Tình trạng bề mặt

Tình trạng bề mặt chính là yếu tố quyết định đến độ bền cũng như vẻ thẩm mỹ của lớp sơn hiệu ứng. Nếu tường còn bụi bẩn, ẩm mốc, nứt nẻ hay gồ ghề, lớp sơn sẽ khó bám dính và dễ bị loang lổ, bong tróc. Một bề mặt lý tưởng cần khô ráo, phẳng mịn, sạch bụi và có lớp lót phù hợp. Nhiều người nghĩ sơn hiệu ứng có thể che khuyết điểm, nhưng thực tế lại đòi hỏi xử lý nền kỹ càng hơn nhiều.

 

Tình trạng bề mặt
Tình trạng bề mặt quyết định đến độ bền cũng như vẻ thẩm mỹ của lớp sơn hiệu ứng

Sơn hiệu ứng phù hợp thi công cho bề mặt nào? cùng tìm hiểu các bề mặt thi công sơn hiệu ứng để biết thêm chi tiết

Yếu tố thời tiết

Nếu thi công sơn hiệu ứng trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt, rất có thể khiến lớp sơn bị loang màu, khô không đều hoặc nhanh chóng xuống cấp. Độ ẩm cao, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến khả năng bám dính cũng như việc hình thành hiệu ứng.

Yếu tố thời tiết
Nhiệt độ thi công sơn hiệu ứng lý tưởng là 25–30°C

Nếu thi công ngoài trời, cần phải thực hiện mọi cách để tránh mưa, nắng gắt hoặc gió mạnh. Thời điểm lý tưởng nhất để thi công sơn hiệu ứng chính là khi trời khô ráo, nhiệt độ từ 25–30°C và độ ẩm dưới 70%.

Kỹ thuật thi công

Khác với sơn nước thông thường, sơn hiệu ứng thường đòi hỏi kỹ thuật thi công chuyên nghiệp và có sự hiểu biết rõ về từng loại hiệu ứng như giả đá, sơn giả kim loại hay loang màu. Ngoài ta cần phải am hiểu dụng cụ sử dụng, số lớp sơn, thời gian chờ đến cách xử lý màu sắc đều cần thực hiện chính xác.

Kỹ thuật thi công
Sơn hiệu ứng thường đòi hỏi kỹ thuật thi công chuyên nghiệp

Bởi chỉ cần một thao tác sai cũng có thể làm hỏng toàn bộ bề mặt. Vì vậy, việc lựa chọn thợ thi công lành nghề là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ hoàn thiện cao.

Thương hiệu và nguồn gốc sơn

Sự thật thì không phải sơn hiệu ứng nào cũng đều giống nhau, chúng có sự khác biệt lớn nằm đến từ thương hiệu và chất lượng. Khi chọn sơn từ các nhà sản xuất uy tín, việc này giúp đảm bảo bảng màu chuẩn, hiệu ứng sắc nét, độ phủ cao và độ bền vượt trội. Một số dòng cao cấp còn tích hợp khả năng chống thấm, chống nấm mốc, dễ vệ sinh và thân thiện với môi trường, mang lại vẻ đẹp bền lâu cho công trình.

Vị trí bề mặt thi công

Vị trí bề mặt thi công đóng vai trò quan trọng trong việc thi công sơn hiệu ứng. Bởi chúng ta cần phải lựa chọn loại sơn và kỹ thuật phù hợp với bề mặt thi công đó. Đơn giản mà hiểu thì chúng ta không thể dùng sơn nội thất đi sơn bên ngoài trời. Vì làm vậy thì lớp sơn sẽ dễ bị bong tróc và xuống cấp sớm.

Vị trí bề mặt thi công
Chúng ta cần phải lựa chọn loại sơn phù hợp với bề mặt thi

Do đó, cần xác định đặc tính bề mặt mà chọn loại sơn cho phù hợp. Chẳng hạn như, ngoài trời hoặc nơi có ánh nắng mạnh nên chọn sơn chống tia UV, chống thấm, còn đối với khu vực ẩm như nhà bếp, phòng tắm cần sơn kháng ẩm, dễ vệ sinh. Đặc biệt là những vị trí cần tạo điểm nhấn như vách đầu giường hay mảng tường TV nên dùng hiệu ứng nổi bật để tăng tính thẩm mỹ.

Những tiêu chí đánh giá chất lượng thi công sơn hiệu ứng

Sơn hiệu ứng không chỉ là lớp áo cho tường nhà, mà còn là yếu tố quyết định thẩm mỹ, cá tính và đẳng cấp của không gian sống. Lớp sơn các chất lượng thì vẻ thẩm mỹ càng đẹp và càng đẳng cấp. Vậy dựa vào đâu để đánh giá được chất lượng của lớp sơn hiệu ứng sau khi thi công? Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá mà bạn có thể tham khảo.

Độ bám dính của lớp sơn

Độ bám dính chính là nền tảng quyết định độ bền của lớp sơn hiệu ứng theo thời gian.Nếu thi công đúng kỹ thuật, lớp sơn sẽ bám chặt, không bong tróc hay phồng rộp. Ngược lại, nếu xử lý nền kém hoặc pha sơn sai cách thì lớp sơn dễ hư hỏng nhanh chóng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng móng tay cào nhẹ lên bề mặt, nếu bề mặt không bong tróc, đó là dấu hiệu sơn có độ bám dính tốt.

Độ mịn và đều màu

Lớp sơn hiệu ứng được xem là chất lượng tốt nếu bề mặt mặt mịn, đều màu, không loang lổ hay vết gợn bất thường. Nếu kỹ thuật thi công không chuẩn, tường dễ xuất hiện đốm sáng, tối bất thường hoặc “vết gãy” thị giác. Để kiểm tra, bạn hãy quan sát bề mặt lớp sơn dưới ánh sáng mạnh như đèn LED trắng hoặc ánh sáng ban ngày để phát hiện các khuyết điểm nhỏ nhất.

Độ phủ của lớp sơn

Độ phủ đề cập diện tích mà lớp sơn phủ lên bề mặt công trình. Với sơn hiệu ứng, lớp sơn cần đủ dày để không lộ lớp lót hoặc nền tường bên dưới. Nếu thi công quá mỏng hoặc quá loãng thì sẽ dẫn đến tình trạng “hở nền” ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình.

Độ bền

Một lớp sơn hiệu ứng đẹp không chỉ cần ấn tượng ngay khi hoàn thiện mà còn phải giữ được vẻ đẹp đó lâu dài. Đây là một yếu tố khá quan trọng, thể hiện qua khả năng chống bong tróc, chống ẩm, chịu nhiệt và giữ màu tốt.Với thời tiết nóng ở Việt Nam, nếu sử dụng sơn kém chất lượng sẽ dễ bị phai màu, mất vân hoặc bong tróc chỉ sau vài tháng.

Độ dày của lớp sơn

Độ dày lớp sơn chính là yếu tố then chốt để tạo hiệu ứng rõ nét và duy trì độ bền kết cấu. Sơn hiệu ứng thường cần nhiều lớp và mỗi lớp đảm nhận một vai trò riêng. Nếu như lớp sơn quá mỏng sẽ làm cho hiệu ứng trở nên mờ nhạt. Hoặc nếu quá dày mà sai kỹ thuật thì bề mặt sẽ dễ nứt hoặc bong tróc. Do đó, cần biết cách căn chỉnh lượng sơn và thời gian giữa các lớp.

Nếu quan tâm đến dòng sơn hiệu ứng thì hãy tham khảo bảng báo giá sơn hiệu ứng mới nhất để biết thêm thông tin chi tiết

Quy trình thi công sơn hiệu ứng đúng kỹ thuật

Quy trình thi công sơn hiệu ứng khá là kỳ công, đòi hỏi đội ngũ thi công phải lành nghề và có chuyên môn cao. Quy trình có rất nhiều bước, phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, về mặt cơ bản thì nó có 6 bước chính:

  • Kiểm tra và xử lý bề mặt tường: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước cực kỳ quan trọng. Trước khi thi công thì bề mặt cần phải được làm sạch, trám vá, chà nhám kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các khuyết điểm. Bởi bề mặt càng mịn và khô ráo thì lớp sơn càng bám chắc và hiệu ứng càng đều đẹp.
  • Thi công lớp sơn lót: Lớp sơn lót đóng vai trò tạo lớp nền liên kết tốt giữa tường và lớp sơn hiệu ứng. Do đó, bước này cũng khá cần thiết.
  • Thi công lớp sơn nền (base coat): Lớp nền sẽ giúp định hình màu cơ bản và tạo chiều sâu cho hiệu ứng nổi bật.
  • Thi công lớp sơn hiệu ứng: Đây chính là bước quan trọng nhất. Nó đòi hỏi người thi công có các kỹ thuật tạo vân và hiệu ứng tốt, đặc biệt mắt thẩm mỹ cũng phải tốt. Và tùy từng loại sơn hiệu ứng (bê tông, ánh kim, sơn cát…) mà người thợ sẽ dùng bay, khăn, chổi hoặc rulo chuyên dụng để tạo họa tiết và chiều sâu mong muốn.
  • Thi công lớp phủ bảo vệ (topcoat): Lớp phủ đóng vai trò bảo vệ lớp sơn hiệu ứng khỏi các tác nhân bên ngoài nhằm tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, bước này là không bắt buộc, bởi một số lớp sơn hiệu ứng cũng không cần phải có lớp sơn phủ.
  • Nghiệm thu và vệ sinh hoàn thiện: Sau khi thi công xong, cần kiểm tra toàn bộ bề mặt về độ đều màu, độ bám, vết cắt cạnh và tổng thể hiệu ứng để đánh giá chất lượng.
Quy trình thi công sơn hiệu ứng đúng kỹ thuật
Quy trình thi công sơn hiệu ứng đúng kỹ thuật

Những lưu ý trong quá trình thi công

Để đảm bảo hiệu quả khi thi công sơn hiệu ứng cũng như chất lượng bề mặt sau hoàn thiện. Chúng ta cần cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây.

  • Làm sạch và xử lý kỹ bề mặt trước khi sơn: Bề mặt cần được làm sạch hoàn toàn, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, vết ố, nấm mốc và xử lý các vết nứt bằng bột bả chuyên dụng. Việc chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng không chỉ giúp lớp sơn bám tốt mà còn đảm bảo lớp hoàn thiện đều màu, không bị bong tróc về sau.
  • Lựa chọn loại sơn phù hợp với môi trường sử dụng: Đối với các hạng mục ngoại thất, tốt nhất là nên ưu tiên chọn dòng sơn có khả năng chống thấm, chịu thời tiết và tia UV tốt. Còn đối với nội thất thì đề cao yếu tố thẩm mỹ nên hãy ưu tiên loại sơn có hiệu ứng đẹp mắt, màu sắc hài hòa với không gian.
  • Thi công trong điều kiện thời tiết lý tưởng: Thời tiết có ảnh hưởng lớn đến thời gian khô và độ ổn định của lớp sơn. Nên thi công vào những ngày khô ráo, nhiệt độ từ 28 – 32°C là lý tưởng nhất.
  • Đảm bảo thời gian khô giữa các lớp sơn: Mỗi lớp sơn cần có thời gian khô hoàn toàn (thường từ 12–24 giờ tùy điều kiện thời tiết và loại sơn). Thi công lớp tiếp theo quá sớm có thể gây bong tróc hoặc làm giảm độ bền của lớp sơn sau cùng.
Những lưu ý khi thi công sơn hiệu ứng
Những lưu ý khi thi công sơn hiệu ứng

Xem thêm những tip thi công sơn hiệu ứng để thực hiện thi công sơn cho không gian của mình một cách dễ dàng và hiệu quả

Trên đây là quy trình thi công sơn hiệu ứng đúng kỹ thuật mà Conpa Việt Nam đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng đây là những thông tin có ích để giúp bạn dễ dàng biến không gian nhà thành những bức tranh nghệ thuật với sơn hiệu ứng. Theo dõi website của chúng tôi để xem thêm những bài viết hữu ích khác. Đừng quên liên hệ với hãng sơn Conpa nếu bạn cần tư vấn hoặc có nhu cầu thi công sơn hiệu ứng cho ngôi nhà của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *